5+ Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp

Hiện nay, nhờ có chiến lược marketing đúng đắn, đã có rất nhiều thương hiệu thành công. Nó giúp các công ty xây dựng thương hiệu và tạo ra doanh số và lợi nhuận bền vững trong tương lai.

Ta cùng tìm hiểu một số chiến lược marketing hiệu quả nhé.

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là một loạt các chiến dịch marketing chung nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng đồng thời chuyển đổi khách hàng thành khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Những chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Các phương pháp thực hiện
  • Truyền tải thông điệp đến với người dùng
  • Quản bá thương hiệu doanh nghiệp

2. Nội dung chiến lược marketing

Phát triển chiến lược marketing bao gồm việc phát triển nội dung để thực hiện với mục tiêu cuối cùng là xây dựng thương hiệu hoặc đơn giản là bán hàng

Thị trường Mục tiêu chiến lược marketing

Điều quan trọng nhất trong một chiến lược marketing là xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.Bạn không thể có quá nhiều mục tiêu bởi vì bạn không thể nhắm mục tiêu chúng một cách chính xác hoặc các sản phẩm và dịch vụ của bạn chỉ phục vụ cho một đối tượng cụ thể.

Xác định mục tiêu là một bước rất quan trọng trong chiến lược marketing.

Ví dụ, bạn thực hiện chiến lược marketing cho nhãn hiệu thời trang Chanel, nhóm đối tượng luôn hướng đến là tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu.Từ đó trong suốt chiến lược PR sản phẩm luôn luôn thể hiện sự sang trọng đẳng cấp chứ không phải bình dân giá rẻ.

Việc xác định đúng phân khúc thị trường mục tiêu giống như việc định hướng cho một mũi tên để chúng đi trúng đích. Mọi hướng phát triển sau đó đều phải bám sát phần khung đó.

Phát triển marketing – mix 

Marketing mix gồm một tổ hợp hàm chứa những biến số luôn thay đổi nhưng bản thân doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát trong tầm tay. Điều này bao gồm các khía cạnh như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng

Chiến lược sản phẩm mới

Chiến lược sản phẩm mới ở đây là phương thức duy trì hoặc hình thành mô hình cơ cấu sản phẩm đảm bảo tính hợp lý nhất. Cùng với đó cần  đảm bảo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn nằm trong khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Và đặc biệt chú trọng sản phẩm mới phải có ưu thế hơn nhưng đối thủ khác trong từng giai đoạn sản xuất của doanh nghiệp.

Sản phẩm mới đóng vai trò chiến lược giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ. Từ đó hỗ trợ định hướng và dự đoán lực cầu của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Chiến lược giá

Không chỉ trong chiến lược marketing mà giá sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Vì vậy cần được xem xét chặt chẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường để tăng lợi thế cạnh tranh.

Giá cũng giống như thước đo giá trị sản phẩm mà người dùng săn sàng chấp nhận để giải quyết vấn đề của họ. Tùy thuộc vào mục tiêu và nhóm đối tượng khách hàng các bạn có thể mang đến giá trị phù hợp.

Đều quan trọng doanh nghiệp nên hiểu rõ giữa giá trị và giá cả. Giá trị càng cao thì giá cả càng cao là đều hiển nhiên.

Tóm lại, mấu chốt của chiến lược giá chính là đi giải quyết và định hình giá cân đối với nhu cầu người mua nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận.

Chiến lược kênh phân phối

Có rất nhiều cách để sản phẩm được khách hàng sử dụng, như bán hàng trực tiếp, bán hàng qua đại lý chúng ta cần phối hợp nhiều kênh để chiến lược marketing đạt hiệu quả cao nhất.

Khi phát triển một doanh nghiệp hệ thống phân phối như một tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong phân phối sản phẩm đối với người tiêu dùng. Sản phẩm có thành công đến tay người tiêu dùng hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu phân phối.

Muốn bán được hàng sản phẩm không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng mà con phải làm hài lòng khách hàng. Trong thời buổi kinh tế phát triển hàng ngày hàng giờ hiện nay người dùng cũng có yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm.

Ngoài ra sản phẩm còn phải đáp ứng về mặt thời gian đúng người đúng giá đúng địa chỉ.

Như vậy chiến lược marketing giúp giảm sự cạnh tranh, gia tăng mối liên kết giữa khách hàng và nhà sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Chiến lược xúc tiến bán

Chiến lược marketing này bao gồm các hành động kích thích nhu cầu mua hàng. Các hoạt động bao gồm tập hợp các hành động chiến lược kích thích mua hàng, đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của sản phẩm.

  • Hoạt động quảng cáo
  • Chào hàng theo nhiều hình thức
  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giới thiệu sản phẩm
  • Triển khai nhiều chương khuyến mãi kích thích nhu cầu của người mua

Tất cả những hoạt động xúc tiến trên cần phối hợp nhịp nhàng để đạt mục tiêu cuối cùng chính là giúp khách hàng biết đến và chọn mua sản phẩm của doanh.

Nguồn lực marketing

Đội ngũ marketing là tất cả những thứ mà doanh nghiệp có khả năng huy động để phục vụ cho chiến lược marketing.

Nguồn lực giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với những đối thủ khác. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển trong dài hạn của mỗi doanh nghiệp.

3. Lợi ích chiến lược marke`ting

Thực hiện một chiến lược marketing có bài bản giúp các bạn tiến đến mục tiêu nhanh và vững chắc hơn. Một chiến lược marketing hợp lý định hình được hướng đi cấu trúc và chi phí.

Xây dựng một chiến lược marketing đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngược lại khiến cho doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Không những tốn rất nhiều chi phí khiến khâu truyền thông không đạt được hiệu quả rõ ràng,

Khi phát triển marketing một cách đúng đắn giúp doanh nghiệp bán được hàng ngay từ những ngày đầu tiên. Giúp doanh nghiệp phát triển và duy trì bền vững.

Mặt khác, một kế hoạch marketing bài bản còn cho phép bạn quản lý hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Bên cạnh đó là sự thúc đẩy làm việc hăng hái của đội ngũ nhân viên, cho đối tác và khách hàng thấy rõ quy trình làm việc chuyên nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *