Đại dịch COVID-19 tác động tới doanh nghiệp hiện nay

COVID-19 tác động tới doanh nghiệp

COVID-19 tác động tới doanh nghiệp theo báo cáo, trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao hơn so với số doanh nghiệp được thành lập mới (tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước). 79,7 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, 75,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. 

COVID tác động tới doanh nghiệp
COVID tác động tới doanh nghiệp

Covid-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, nhấn mạnh COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy 87,2% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, chỉ có 11% không ảnh hưởng gì, và gần 2% vẫn kinh doanh tốt.

Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp sau Covid-19
Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp sau Covid-19

Điểm tiêu cực mà COVID-19 tác động tới doanh nghiệp

COVID-19 tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam trên nhiều phương diện. Phần lớn các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng, kế tiếp là ảnh hưởng về dòng tiền và vấn đề nhân công, người lao động của doanh nghiệp.

Số lượng khác doanh nghiệp bị gián đoạn ở chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác như giảm đơn hàng, giảm sản lượng bán; phải trì hoãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ các dự án đang hoặc sẽ thực hiện.

Chi phí phòng ngừa dịch Covid cũng nằm trong khoản chi phí phát sinh. Từ việc mua kit test nhanh đến việc nhỏ nhất là trang bị cồn 70 độ đảm bảo an toàn cho người lao động. Một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc giao thương quốc tế hoặc không thể làm việc trực tiếp với các đối tác ngoài nước.

Có nhiều trường hợp doanh nghiệp phải dừng hoạt động, đứng trên bờ vực phá sản do thị trường giảm cầu đột ngột, doanh thu cũng vì thế mà tuột dốc không phanh. Đi kèm với đó là những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán.

Ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp non trẻ thành lập chưa được 3 năm. Vì thế đa số các doanh nghiệp đều được Chính phủ thực hiện các giải pháp hỗ trợ, kéo dài chính sách miễn giảm thuế thu nhập, giãn thuế, gia hạn nộp thuế, giảm gia hạn các khoản đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn.

Điểm tích cực mà doanh nghiệp có được sau Covid-19

Như kết quả đánh giá khảo sát, chỉ tồn tại 2% số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt khi phải hứng chịu những khó khăn bởi dịch bệnh. Điều đó cho thấy, đại dịch Covid-19 không hoàn toàn là một ngõ cụt cho tất cả doanh nghiệp.

Nhờ đưa vào tình thế khó khăn, doanh nghiệp còn có thể chuyển mình, thích ứng với nhịp “kinh doanh mùa dịch”. Tận dụng thời cơ mở rộng các hình thức kinh doanh, tối ưu chi phí cũng như lượng nhân công sản xuất.

Dịch bệnh xảy ra đúng vào giữa thời Cách mạng công nghiệp 4.0, vì có thể ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống thay vì phải trực tiếp gặp mặt. Dễ thấy nhất là làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay toán thay thế tiền mặt…

Do vậy, bên cạnh những khó khăn do đại dịch COVID-19 tác động tới doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI)… sẽ góp phần tạo ra sức bật cho các công ty, đặc biệt là các công ty công nghệ trong mùa dịch này và việc đầu tư cho công nghệ là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển trong và sau COVID-19.

Đại dịch COVID-19 tác động tới doanh nghiệp tích cực hay tiêu cực tùy theo sự thích nghi của doanh nghiệp đó. Đây cũng có thể coi là bước ngoặt để các doanh nghiệp nhìn rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, rà soát lại định hướng hoạt động, cơ cấu quản trị, tự làm mới và tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.

Để con đường ấy trở nên thuận tiện hơn, hãy liên hệ Phong Việt Marketing để được tư vấn chi tiết.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Phong Việt

Địa chỉ: 231-233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM

Website: pvm.vn

Hotline: 0904 384 505

Email: info@cmo.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *