Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing

Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing

Marketing được coi là “bộ não” có tác dụng điều phối mọi hoạt động, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing đúng đắn là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong nên kinh tế khốc liệt và đầy biến động. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp quảng bá tên tuổi, nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường.

1. Những khái niệm cốt lõi về Marketing

Có người hiểu rằng Marketing là quá trình hoạt động truyền thông, quảng cáo, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Marketing có rất nhiều khái niệm, tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa về nó như sau:

Marketing là các cơ chế kinh tế, xã hội mà các tổ chức, các nhân sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của mình thông qua quá trình trao đổi các sản phẩm trên thị trường.

Khái niệm này được tổng hợp dựa trên các điểm cốt lõi: nhu cầu, mong  muốn và  yêu  cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và  sự hài  lòng,  trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.

Tư duy marketing bắt nguồn từ những nhu cầu thực tế của con người như thức ăn, nước uống, quần áo, không khí, nhà ở, ham muốn về sự nghỉ ngơi, học hành, làm đẹp…Marketing ra đời nhằm đáp ứng tất cả những nhu cầu ấy bằng cách đưa sản phẩm cụ thể đến tận tay người tiêu dùng.

Cuộc sống phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Điều đó khiến con người mong muốn, ao ước có những sản phẩm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu cao hơn. Trước đây con người chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” thì ngày nay quan niệm ấy phát triển thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Dần dần nhu cầu của con người tăng lên thành sang trọng, quý phái, đẳng cấp.

Tuy nhiên nhu cầu chỉ là bước đầu của bản đồ hành trình khách hàng trong marketing. Mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng còn được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố như khả năng chi trả, thái độ sẵn sàng mua sản phẩm. Chính vì thế doanh nghiệp không chỉ phải định lượng xem có bao nhiêu người mong muốn sở hữu sản phẩm mà còn phải định lượng xem có bao nhiêu khách hàng đủ khả năng và sẵn sàng mua chúng. Marketing là yếu tố tác động đến những mong muốn, nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo ra những sản phẩm thích hợp, hấp dẫn vừa với túi tiền và dễ tìm kiếm cho khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó công việc của người làm marketing là bán những lợi ích có trong sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing
Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing

2. Marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp là tập hợp các loại công cụ tiếp thị được doang nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị  trường mục tiêu. Vào năm 1960 nhà tiếp thị nổi tiếng  E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại Marketing tổng hợp theo mô hình 4P và được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Khái niệm 4P trong Marketing bao gồm:

Product (sản phẩm)

Các sản phẩm bao gồm đối tượng hữu hình hoặc dịch vụ vô hình. Đó là khối lượng sản xuất trên quy mô lớn với khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là các ngành dịch vụ như du lịch, công nghiệp khách sạn, thông tin hoặc mã số của các sản phẩm như thẻ điện thoại, thẻ tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price (giá cả)

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu sản phẩm hoặc các dịch vụ của nhà cung cấp. Giá cả được định lượng bằng các yếu tố như thị phần, cạnh tranh, chi phí, nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm, giá trị cảm nhận của khách hàng. Việc định giá trong môi trường cạnh tranh đầy biến động là yếu tố vô cùng quan trọng và đầy thách thức của hoạt động marketing. Nếu đặt giá thấp nhà sản xuất sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để đạt lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao khách hàng sẽ tìm đến những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…

Place (phân phối)

Kênh phân phối đại diện cho các địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm. Đó có thể là các cửa hàng, siêu thị, kênh bán hàng online, mạng xã hội…Cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng là khía cạnh quan trọng trong mọi chiến lược marketing.

Promotions (Xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)

Hỗ trợ bán hàng là tất cả mọi hoạt động nhằm đảm bảo khách hàng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Bên cạnh đó nhà sản xuất phải có những hoạt động để đảm bảo rằng khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm, quan tâm đến nó và quyết định mua hàng. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…

3. Sự phối hợp của 4P trong Marketing

Với sản phẩm doanh nghiệp cần có một chiến lược đúng đắn. Để sản phẩm có thể bán tốt nhất, chiến lược về giá cũng vô cùng quan trọng. Sản phẩm giá rẻ phù hợp với đại đa số khách hàng nhưng muốn đạt lợi nhuận cao bạn cần tìm đến những sản phẩm giúp khách hàng thể hiện đẳng cấp. Các thương hiệu nổi tiếng bán sản phẩm với giá cao mới có cơ hội xâm nhập thị trường. Nếu có điều kiện các doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược  “giá hớt váng sữa” để thu lợi nhuận tối đa. Các chính sách về giá là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong marketing. Lựa chọn địa điểm thích hợp, tối ưu các kênh bán hàng luôn là điều cần thiết trong mọi kế hoạch marketing. Các hoạt động khuếch trương sản phẩm như quảng cáo, PR, roadshow, tài trợ… cũng được các doanh nghiệp cân nhắc để tăng cường sức mạnh cho mọi hoạt động tiếp thị. Các hoạt động này sẽ mang lại thành công nếu được triển khai dưới góc nhìn của khách hàng, người tiêu dùng. Góc nhìn của khách hàng giúp chủ doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, bán với mức giá phù hợp mà người tiêu dùng chấp nhận được. Các kênh phân phối phải thuận tiện, hiệu quả. Các giai đoạn truyền thông phải thực hiện theo cách mà khách hàng thích.

Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing
Tổng hợp những kiến thức cơ bản về marketing

4. Khái niệm 4C trong Marketing

Khái niệm 4C trong marketing được gắn với 4P theo từng cặp để lưu ý các marketer đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi thực hiện các kế hoạch tiếp thị. Các cặp C-P được phối hợp như sau:

Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với Product (sản phẩm)

Điều này thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải giải quyết nhu cầu thiết thực nào đó cho khách hàng chứ không phải chỉ là giải pháp kiếm lời của doanh nghiệp. Để làm tốt chữ C này doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp đúng đắn.

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá)

Điều này thế hiện quan điểm giá thành của sản phẩm phù hợp với chi phí mà khách hàng bỏ ra. Chi phí này bao gồm sản phẩm, sử dụng, vận hành và hủy bỏ. Chi phí khách hàng bỏ ra phải tương ứng với giá trị lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối)

Cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải thuận tiện đối với khách hàng. Mạng lưới máy ATM của các ngân hàng có thể coi là một dạng phân phối hiệu quả đem lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng.

Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông)

Các hoạt động truyền thông cần phải đạt hiệu quả tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng để biết họ có tâm tư, nguyện vọng gì và truyền tải thông điệp đến họ rằng sản phẩm của mình có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Chiến lược truyền thông hiệu quả là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng có thể đem lại sự thấu hiểu, cảm nhận sâu sắc từ khách hàng với sản phẩm, thương hiệu.

Thực hiện được đầy đủ những nguyên tắc này trong marketing là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp trên con đường tạo dựng thương hiệu, vươn tới thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *